I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA HỘI THI
1. Mục đích
- Phát hiện, công nhận, tôn vinh giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi và nhân rộng những điển hình tiên tiến, góp phần thu hút sự quan tâm của các lực lượng xã hội tham gia giáo dục học sinh, tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục của toàn Ngành.
- Tạo động lực để giáo viên phấn đấu, hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nghề nghiệp; góp phần nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn, đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy và học trong trường học; khuyến khích, động viên, tạo cơ hội cho giáo viên rèn luyện, tự học, sáng tạo, học hỏi, trao đổi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm trong công tác.
- Hội thi là một trong những căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ, đánh giá chuẩn nghề nghiệp và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên theo quy định hiện hành; trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. 2.Yêu cầu
- Đảm bảo tính trung thực, dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đảm bảo thực chất, đúng quy định của chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Ngành.
II.NỘI DUNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NỘI DUNG THI
1.Nội dung thi
Mỗi giáo viên dự thi phải thực hiện 2 phần thi:
Phần thi 1: Thực hành dạy 01 tiết theo bài trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành tại thời điểm diễn ra Hội thi.
Tiết dạy tham gia Hội thi được tổ chức lần đầu tại lớp với nguyên trạng số lượng học sinh của lớp đó. Giáo viên không được dạy trước (dạy thử) bài đã đăng kí tham gia Hội thi.
- Nội dung kiến thức của tiết dạy giới hạn từ ngày 13/2/2023 - 22/2/2023.
Phần thi 2: Trình bày một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh, công tác giảng dạy của cá nhân tại cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang làm việc. Cụ thể như sau:
- Nội dung biện pháp do chính giáo viên đúc rút, sáng tạo, áp dụng trong thực tế công tác chăm sóc, giáo dục học sinh, giảng dạy môn học nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, như: đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; dạy học gắn liền với sản xuất kinh doanh; dạy học gắn liền với di sản; đổi mới kiểm tra đánh giá; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học;... hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Biện pháp được lãnh đạo cơ sở giáo dục xác nhận áp dụng hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi và chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
- Yêu cầu của biện pháp cần nêu rõ:
+ Lý do hình thành biện pháp (nêu rõ thực trạng của vấn đề tại đơn vị địa phương);
+ Nội dung, cách thức thực hiện;
+ Hiệu quả khi áp dụng biện pháp trong thực tế giảng dạy (số liệu minh chứng về sự tiến bộ của học sinh, học sinh khi áp dụng biện pháp);
+ Kết luận.
(Lưu ý: Biện pháp dài không quá 10 trang A4 kể cả phụ lục (nếu có); sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt (chỉ dùng tiếng nước ngoài đối với thuật ngữ chuyên môn); đảm bảo thể thức văn bản theo quy định hiện hành).
1. Đánh giá các nội dung thi
a) Đối với phần thực hành tiết dạy:
- Phần thực hành tiết dạy được ít nhất 03 giám khảo cho điểm và đánh giá theo quy định hiện hành.
- Sau khi giáo viên hoàn thành phần thực hành tiết dạy giám khảo nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm với giáo viên dự thi.
b) Đối với phần thi trình bày biện pháp nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh; công tác giảng dạy:
- Giáo viên in biện pháp, đóng thành một tệp, trang cuối có xác nhận của Ban giám hiệu nhà trường; mỗi giáo viên dự thi chuẩn bị 03 bản in để nộp lại cho nhà trường xác nhận sau đó gửi ra Phòng GDĐT. Ban giám khảo sẽ chấm trực tiếp Phần thi 2 trên bản in này của tất cả giáo viên dự thi và sẽ có trao đổi trực tiếp trong quá trình chấm.
- Phần thi biện pháp Đạt mức đạt khi đảm bảo các yêu cầu:
+ Nêu rõ được biện pháp có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học và giáo dục, phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn nhà trường, địa phương trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh và công tác giảng dạy của cá nhân giáo viên tại cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang làm việc;
+ Biện pháp được nhà trường, đồng nghiệp ghi nhận và có minh chứng về sự tiến bộ của học sinh khi áp dụng biện pháp. Nếu không đảm bảo các yêu cầu trên thì phần trình bày biện pháp là chưa đạt.
* Chú ý: Phần thi biện pháp được ít nhất 03 giám khảo đánh giá.
II. ĐỐI TƯỢNG.
Tất cả thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy tại đơn vị tự nguyện tham gia. (Thầy cô đang trong thời gian hợp đồng có nhu cầu tham gia thì đăng ký tham gia).
III. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, KINH PHÍ TỔ CHỨC HỘI THI
1. Thời gian tổ chức thi
Thời gian giáo viên đăng ký tiết dạy trên lớp từ ngày 8/2/2023 - 10/2/2023.
Thời gian nộp sản phẩm thi phần 2 từ ngày 16/2/2023
Thời gian tổ chức các Phần thi diễn ra từ ngày 13/2/2023 - 23/2/2023.
Phần thi tiết dạy trên lớp sẽ được tổ chức thực hiện trước phần thi biện pháp nâng cao chất lượng công tác.
2. Địa điểm tổ chức thi
Trường PTDTBT THCS Đắk Nên
Tổ chức chấm thi Phần 1: Các tiết dạy trên lớp theo từng môn học sẽ thực hiện từ ngày 13/2/2023 - 23/2/2023.
Tổ chức chấm thi Phần 2: Phần thi biện pháp nâng cao chất lượng công tác sẽ thực hiện từ ngày 22/2/2023 - 23/2/2023.
2. Kinh phí tổ chức Hội thi
Kinh phí tổ chức Hội thi được trích từ nguồn kinh phí phục vụ công tác chuyên môn
IV. ĐIỀU KIỆN CÔNG NHẬN VÀ XÉT CHỌN GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG
1 . Điều kiện công nhận giáo viên dạy giỏi cấp trường
Giáo viên được công nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Phần thi 1: Phần thực hành tiết dạy được ít nhất 2/3 số giám khảo đánh giá loại Giỏi và không có giám khảo đánh giá loại trung bình trở xuống (theo Phiếu đánh giá, xếp loại giờ dạy giáo viên gửi kèm).
Phần thi 2: Phần trình bày biện pháp cao chất lượng công tác được ít nhất 2/3 số giám khảo đánh giá mức đạt từ 10/20 điểm trở lên (có mẫu phiếu chấm điểm gửi kèm).
Lưu ý: Nếu giáo viên dự thi Phần thi số 1 (thi tiết dạy trên lớp) không đảm bảo điều kiện 2/3 số giám khảo đánh giá loại Giỏi hoặc có giám khảo đánh giá loại trung bình trở xuống thì không đủ điều kiện dự thi Phần thi số 2 (xem như bị loại).
2. Xếp giải và khen thưởng
Trên cơ sở tổng điểm của cả 02 Phần thi của tất cả giáo viên dự thi, Ban tổ chức Hội thi sẽ tiến hành xét giải Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích lấy từ cao xuống thấp đúng số lượng quy định.
Chỉ xếp giải cá nhân (Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích) trong số giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường.
V.TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đối với BGH
Bộ phận chuyên môn THCS: Tham mưu xây dựng Kế hoạch tổ chức hội thi, thành lập Ban tổ chức hội thi, Ban giám khảo, tổng hợp danh sách giáo viên tham dự hội thi, sắp xếp lịch thi các Phần thi, tham mưu Quyết định công nhận giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường.
Phối hợp với bộ phận kế toán lập dự trù kinh phí tổ chức hội thi.
2. Các tổ chuyên môn
- Tuyên truyền, phổ biến nội dung Kế hoạch này đến cán bộ, giáo viên về mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của hội thi; quán triệt giáo viên dự thi chấp hành đúng thời gian, địa điểm thi theo quy định.
Trên đây là kế hoạch tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường năm học 2022 –
2023. Yêu cầu các Tổ chuyên môn, giáo viên nhà trường thực hiện tốt theo đúng kế hoạch./.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Chuyên môn THCS;
- Lưu VT.
Lê Văn Đồng